Thứ Hai, 16 tháng 10, 2017

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ GIẤY PHÉP LƯU HÀNH TỰ DO TẠI VIỆT NAM

Việc đăng ký giấy chứng nhận lưu hành tự do là một điều không hề dễ dàng đối với các doanh nghiệp. Đây là một trong những thủ tục đăng ký giấy phép khá khó khăn, hồ sơ rất nhiều và phức tạp khiến cho các doanh nghiệp mất nhiều thời gian đi lại. Chính vì vậy, Công ty An chi phương cho ra đời dịch vụ xin giấy phép trọn gói và Hướng dẫn đăng ký giấy phép lưu hành tự do để không mất thời gian của của các doanh nghiệp hãy tin tưởng và chọn dịch vụ của chúng tôi, với đội ngũ chuyên viên tư vấn nhiều năm kinh nghiệm và nhiệt tình, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn dịch vụ tốt nhất và trong thời gian nhanh nhất.
Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS) là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm, hàng hoá ghi trong CFS để chứng nhận rằng sản phẩm, hàng hoá đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.

CFS thường do các cơ quan quản lý nhà nước là các Bộ quản lý chuyên ngành như Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT cấp. CFS có thể được gọi bằng một số tên khác như CPP, FSC hoặc một số loại tên gọi khác. Tuy nhiên, về cơ bản, các loại chứng nhận này đều nhằm mục đích xác nhận sản phẩm, hàng hoá (ghi trong CFS) được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.
Tại Việt Nam, dựa vào những căn cứ và quyết định sau:
-Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007.
-Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006.
-Căn cứ Luật Dược ngày 14 tháng 6 năm 2005.
-Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005.
-Căn cứ Luật an toàn thực phẩm 2010.
-Quyết định 10/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu.

Quyết định này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước, thương nhân, nhà sản xuất sản phẩm, hàng hóa và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại Việt Nam.

Việc đăng ký giấy chứng nhận lưu hành tự do tại Việt Nam là một điều không hề dễ dàng đối với các doanh nghiệp. Đây là một trong những thủ tục đăng ký giấy phép khá khó khăn, hồ sơ rất nhiều và phức tạp khiến cho các doanh nghiệp mất nhiều thời gian đi lại. Chính vì vậy, Công ty An Chi Phương cho ra đời dịch vụ xin giấy phép trọn gói và Hướng dẫn đăng ký giấy phép lưu hành tự do để không mất thời gian của của các doanh nghiệp hãy tin tưởng và chọn dịch vụ của chúng tôi, với đội ngũ chuyên viên tư vấn nhiều năm kinh nghiệm và nhiệt tình, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn dịch vụ tốt nhất và trong thời gian nhanh nhất. 
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do tại Việt Nam bao gồm:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ.
2. Bản sao có chứng thực của bản tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa kèm theo cách thể hiện (trên nhãn hàng hóa hoặc trên bao bì hàng hóa hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa).
3. GPKD sao y công chứng
4. Các giấy tờ chứng minh khác

An Chi Phương hỗ trợ tư vấn miễn phí, giao hồ sơ, giấy phép nếu khách hàng không thể sắp xếp thời gian đến công ty. Mọi thắc mắc Quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi ngay bây giờ: 0987170544 để được tư vấn và cung cấp thông tin về hướng dẫn đăng ký giấy phép lưu hành tự do một cách chuyên nghiệp nhất.


ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI BỔ SUNG NGÀNH NGHỀ TRÊN GIẤY PHÉP KINH DOANH

Bạn có thể đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh với Sở kế hoạch đầu tư (Phòng đăng ký kinh doanh). Tuy nhiên, do công việc kinh doanh quá bận rộn và thủ tục đăng ký bổ sung ngành nghề trên giấy phép kinh doanh làm cho bạn gặp nhiều trở ngại. Công ty An chi phương sẽ hướng dẫn cụ thể và chi tiết thủ tục đăng ký bổ sung ngành nghề trên giấy phép kinh doanh nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đơn giản hóa thủ tục và đăng ký nhanh chóng nhất.

I.Hồ sơ đăng ký bổ sung ngành nghề trên giấy phép kinh doanh bao gồm:
1.Giấy phép kinh doanh bản chính
2.Thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh do người đại diện ký.
3.Trường hợp bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định thì phải có thêm văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan có thẩm quyền.
4.Trường hợp bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề thì phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
5.Quyết định của Hội đồng thành viên về việc bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh do chủ tịch hội đồng thành viên ký .
6.Biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh có chữ ký của các thành viên dự họp và đóng dấu treo của công ty.
7.Bản sao công chứng chứng minh nhân dân của người đại diện theo pháp lý.
II.Tư vấn các thủ tục đăng ký bổ sung ngành nghề trên giấy phép kinh doanh:
1.Tư vấn các thủ tục và các vấn đề liên quan đến việc thay đổi, bổ sung ngành nghề trên giấy phép kinh doanh.
2.Sau khi ký hợp đồng dịch vụ, công ty chúng tôi sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ thay đổi, bổ sung ngành nghề trên giấy phép kinh doanh cho khách hàng.
3.Thay mặt doanh nghiệp nộp hồ sơ và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng.
4.Đại diện nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch đầu tư và giao lại cho khách hàng.
III. Thời gian có giấy chứng nhận
Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày ký hồ sơ DN sẽ nhận được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới.

Liên hệ với An chi phương ngay hôm nay qua số điện thoại 0987170544 để được tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan đến việc thay đổi, bổ sung ngành nghề trên giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp.
www. congbothucphamnhapkhau.com
Email: diemmy@anchiphuong.com

HƯỚNG DẪN THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI TPHCM

Bạn đang muốn thành lập công ty nhưng không rõ hồ sơ cần chuẩn bị. Hay thời gian thành lập công ty là bao lâu? Sau khi thành lập công ty cần thực hiện những gì để thực hiện đúng theo pháp luật. Xin vui lòng liên hệ với An Chi Phương để nhận tư vấn chính xác và nhanh chóng nhất.

Các loại hình Doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty cổ phần. 
Một quy trình thành lập công ty/doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp đầy đủ bao gồm 4 giai đoạn:
*Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết để lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp.
- Lựa chọn loại hình doanh nghiệp để bắt đầu khởi nghiệp. 
- Chuẩn bị bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của những thành viên (cổ đông). 
- Lựa chọn đặt tên công ty, tốt nhất bạn lên lựa chọn đặt tên công ty ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm và tên công ty này không bị trùng lắp hoàn toàn với các đơn vị đã thành lập trước đó 
- Xác định địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty.
- Xác định vốn điều lệ để đưa ra kinh doanh.
- Xác định chức danh người đại diện là giám đốc (tổng giám đốc) theo pháp luật của công ty. 
- Xác định ngành nghề kinh doanh chuẩn hoá theo quy định của pháp luật về đăng ký giấy phép kinh doanh.
*Giai đoạn 2: Soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập công ty
- Soạn thảo hồ sơ công ty, chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo quy định 
- Nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính 
*Giai đoạn 3: Làm con dấu pháp nhân
Mang một bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến cơ sở có chức năng khắc dấu để thực hiện việc làm con dấu pháp nhân cho công ty. 
*Giai đoạn 4: Thủ tục sau thành lập công ty
Sau khi có Đăng ký kinh doanh Doanh nghiệp cần thực hiện các công việc như sau:
- Tiến hành đăng ký khai thuế ban đầu với cơ quan thuế tại nơi đăng ký kinh doanh trong thời hạn quy định.
- Tiến hành đăng ký kê khai thuế qua mạng điện tử thông qua dịch vụ chữ ký số.
- Đăng bố cáo 
- Nộp tờ khai và nộp thuế môn bài 
- Nộp thông báo áp dụng phương pháp tính thuế GTGT 
- Làm thủ tục mua, đặt in, tự in hóa đơn 
- Doanh nghiệp bắt buộc dán hoặc treo "hóa đơn mẫu liên 2" tại trụ sở công ty.
- Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. 

Nếu bạn không có nhiều thời gian để thực hiện hết tất cả các công việc như cần những thủ tục gì, cần chi phí bao nhiêu và tốn kém thời gian như thế nào để thành lập công ty/doanh nghiệp. Bạn có thể liên hệ ngay với Công ty An chi Phương để được hỗ trợ theo đường dây nóng 0987170544 để được tư vấn miễn phí các vấn đề phát sinh liên quan đến hồ sơ thành lập doanh nghiệp cũng như các thủ tục pháp lý phát sinh sau khi thành lập doanh nghiệp.

Thứ Năm, 12 tháng 10, 2017

ĐĂNG KÝ LOGO/ THƯƠNG HIỆU TẠI TPHCM

Đăng ký thương hiệu độc quyền nhằm xác lập quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu với logo/ thương hiệu của mình. Chính là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi, ngăn chặn hành vi xâm phạm hoặc khi xảy ra tranh chấp logo/ thương hiệu.

Mỗi doanh nghiệp, bên cạnh tên gọi của doanh nghiệp còn có logo. Logo bao gồm các biểu tượng, từ, cụm từ hoặc kết hợp của cả 3 để đại diện cho doanh nghiệp. Đây là những chỉ dẫn thương mại, góp phần vào chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. Logo của công ty là biểu tượng, là dấu hiệu để phân biệt các hàng hóa, dịch vụ của công ty này với hàng hóa dịch vụ của công ty khác. Vì vậy đăng ký độc quyền logo là điều rất quan trọng trong quá trình xây dựng thương hiệu sản phẩm của mỗi công ty.

I.Quy trình đăng ký bản quyền logo:
1.Trường hợp khách hàng đã có bản thiết kế logo
Khách hàng chỉ việc gửi bản thiết kế logo và tên nhãn hiệu mà bạn muốn đăng ký cho chúng tôi.
- Bước 1: Tiến hành quy trình tra cứu logo và nhãn hiệu cho khách hàng để tránh khả năng bị trùng lặp hoặc nhầm lẫn với logo của công ty khác.
- Bước 2: Sau khi nhận thấy khả năng đăng ký được logo, công ty chúng tôi sẽ hướng dẫn khách hàng hoàn thành đầy đủ các hồ sơ để chúng tôi có thể tiến hành các thủ tục đăng ký.
2.Trường hợp khách hàng chưa có logo:
- Bước 1: Tiếp nhận các thông tin về logo và nhãn hiệu từ khách hàng.
- Bước 2: Dựa vào các thông tin của khách hàng cung cấp, tiến hành tra cứu logo, nhãn hiệu. Từ đó tư vấn cho khách hàng thiết kế logo độc quyền cho công ty.
- Bước 3: Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các hồ sơ và tiến hành hoàn thành các thủ tục đăng ký độc quyền cho logo công ty khách hàng.
- Bước 4: Khách hàng nhận văn bằng bảo hộ tại văn phòng công ty hoặc qua chuyển phát.

Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về Dịch vụ đăng ký logo/ thương hiệu độc quyền hay các thủ tục cần thiết để đăng ký logo/thương hiệu độc quyền thì đừng chần chừ hãy liên lạc ngay với chúng tôi để hưởng những dịch vụ nhanh nhất và tiện lợi nhất với chi phí và thời gian tối ưu nhất. Đường dây nóng 0987170544 hỗ trợ tư vấn hoàn toàn miễn phí.

>> Xem thêm: Các dịch vụ công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của chúng tôi

Thứ Ba, 10 tháng 10, 2017

CÁCH PHÂN BIỆT SẢN PHẨM THẬT VÀ GIẢ

Barcode là một dạng mã vạch bao gồm các chữ số mà trong đó thể hiện các thông tin liên quan đến sản phẩm bao gồm: mã quốc gia, mã doanh nghiệp, mã sản phẩm và cuối cùng là mã kiểm tra.

Mỗi sản phẩm chỉ mang 1 barcode duy nhất trong suốt dòng đời của mình và không bao giờ thay đổi.
Vì sao mã vạch (Barcode) có thể giúp kiểm tra và phân việt hàng hoá thật - giả?
- Mã vạch không phải do doanh nghiệp tự nghĩ ra mà phải đăng ký và được cấp phép bởi tổ chức mã số mã vạch GS1. Chất lượng mã vạch tốt có nghĩa là mã vạch đó được in trên bao bì tốt, dễ nhận biết, đọc nhanh. Chất lượng mã vạch là biểu tượng của sản phẩm đó, sản phẩm tốt thì có nhãn mác tốt, đẩy đủ.
- Một sản phẩm đáng tin cậy thì thông tin sản phẩm, thông tin doanh nghiệp phải đầy đủ và rõ ràng.
- Để nhận biết hàng thật giả, một trong những cách phân biệt tốt nhất là xem phần mã vạch. Thậm chí còn biết được xuất xứ của sản phẩm.
- Gần như bất cứ một mặt hàng nào đều có mã vạch, nếu hàng nào chưa có mã vạch thì bạn cẩn thận rất có thể đấy là hàng nhái. Mã vạch do cơ quan có thẩm quyền cấp tương ứng với từng sản phẩm, nhìn chung là 1 dấu hiệu khó làm giả.
- Mã vạch có 2 loại đó là mã vạch gồm 8 con số và mã vạch gồm 13 con số, từ các con số này sẽ cho chúng ta biết tất cả về sản phẩm, mã vạch 8 và 13 số đều có cách nhận biết giống nhau. Chúng ta nên ghi nhớ câu nói này, đây là cách hay dùng để nhận biết hàng thật, hàng giả, rất đơn giản và dễ nhớ đó là: “Chẵn nhân ba cộng lẻ” sau đó cộng với số cuối cùng, nếu tổng có đuôi là số 0 là hàng thật,còn nếu khác 0 là giả, rất dễ nhớ! Tại sao khi chẵn nhân ba cộng lẽ rồi cộng tiếp với số cuối cùng, số đấy có đuôi là 0 thì là hàng thật, tại sao công thức này luôn đúng. Vì đây là 1 quy ước của quốc tế, có tên gọi là EAN.

Tuy nhiên không có gì tuyệt đối, trong thực tế với kỹ thuật ngày càng tinh vi nhiều loại hàng hóa được làm giả, làm nhái “từ đầu đến chân” không bỏ sót 1 chi tiết nào thì mã vạch cũng không phải là ngoại lệ.

Do đó ngoài mã vạch khi kiểm tra hàng hóa ta cần chú ý đến các yếu tố khác như kiểm tra hóa đơn chứng từ, tem chống hàng giả, thông tin nhãn phụ bằng tiếng việt đối với hàng hóa nhập khẩu, hình thức sản phẩm, độ bóng, đẹp, sắc cạnh của các đường viền, logo, vỏ bao bì, nội dung, bố cục, thông tin sản phẩm phải được ghi chi tiết, rõ ràng.

Đó chỉ là những bước kiểm tra ban đầu, đối với những vụ việc phức tạp thì cần liên hệ với các các cơ quan chức năng khác để phối hợp giám định, xác minh làm rõ.
Xem thêm các dịch vụ đăng ký mã vạch sản phẩm của chúng tôi hoặc có thể liên hệ trực tiếp qua số 0987170544

An Chi Phương